29/9/12

Dương Trung Quốc: Nhân đọc lại một bức thư trong một tập hồ sơ

Khu đất rộng 4650 m2, tài sản thừa kế hợp pháp của gia đình cựu nữ biệt động Sài Gòn-Gia Định đang bị chính quyền...
Dương Trung Quốc: Và một điều dễ hiểu là đến năm 2008, cũng vị phó chủ tịch này lại ra một văn bản lấy lý do thời điểm mở di chúc (1991) luật đất đai 1988 vẫn có hiệu lực nên không "thừa nhận quyền thừa kế đất nông nghiệp" để khước từ thực hiện điều mà ông thủ tướng đã ra lệnh trả lại từ 14 năm trước...
Thật khó bàn về việc vận dụng luật pháp ở nước mình, nhưng chỉ bàn đến kỷ cương và đạo nghĩa cũng thấy buồn. Đọc lại bức thư của ông Sáu Dân và hành xử của một số người trong bộ máy hành pháp của chúng ta mới thấy được cái khổ của người dân... 
***
Đã thành lệ, cứ đến trước và trong mỗi kỳ họp Quốc hội, số đơn từ gửi tới tôi lại tăng lên. Bà con đến nhà mỗi buổi sớm, lại phải hẹn đến trưa tranh thủ thời gian giữa 2 buổi họp tiếp ở cơ quan. Lại làm những động tác "theo quy định" giống như một anh lục sự làm thủ tục chuyển đơn mà lòng cảm thấy bất lực khi gặp lại những lá đơn từ dăm ba năm trước vẫn bắt đầu ở điểm xuất phát, với hàng tập giấy báo nhận và chuyển đơn của... chính mình.
Đã có lần nói đến cái tâm sự, cảm thấy đại biểu quốc hội như mình chỉ làm nổi mỗi viên thuốc an thần cho khiếu kiện.. Mệt mỏi quá, người ta tìm đến mình với những hi vọng mới. Mình càng được khen thì cũng chỉ là một viên thuốc liều lượng cao hơn mà thôi. Nhưng đến lúc rã thuốc, chắc họ sẽ oán hơn vì rốt cuộc, chẳng giúp họ nhích lên được bao nhiêu trên con đường thiên lý đi tìm công lý.
Kỳ họp này cũng vậy. Gần như trưa nào cũng phải dành hết thời gian để ngồi nhận đơn của dân. Họ lam lũ, họ bức xúc nhưng hiền lành. Hiền lành nhưng không cam phận. Có những người ta phải cảm phục ở sự kiên cường chịu đựng. Sự "phiền nhiễu" phổ biến có thể nhận thấy được là họ không được hướng dẫn về pháp lý nên đơn thủ lùng củng với cả một khối lượng giấy má photocopy và kể cả những ảnh chụp, những băng đĩa mà lướt qua đủ thấy sự công phu, tốn kém đối với những người đang túng quẫn... Đúng là ai phải thụ lý những hồ sơ đó thực sự là một công việc nặng nề và dễ gây stress nếu thật lòng muốn đứng về phía sự công bằng... Còn những bộ đơn bài bản có dấu ấn của những người am hiểu luật pháp thì loanh quanh cuối cùng cũng rơi vào cái bẫy "hết thời hiệu".

Gửi tác giả Minh Diện nhân đọc bài "Phải biết dừng, đừng tham quyền cố vị"

Hàng chục mét tường bị đập phá tại quán cà phê Lion (CATP)
Nhờ có internet, hôm nay mò mẫm thế nào, lần đầu tiên, cũng là tình cờ tìm đến Blog Người Lót Gạch với bài viết "Phải biết dừng, đừng tham quyền cố vị" (1) ca ngợi ông Nguyễn Minh Ninh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tình Bà Rịa –Vũng Tàu.
Mới đọc đến lời tựa của tác giả xong, giật mình suýt té ghế...
* Minh Diện:
Mới đây, trang blog Bvbqd đăng bài của tôi, viết về vụ công dân Lê Phước Huệ bị cướp đất, với tựa đề: “Ông Sáu Dân phản đối thói vừa ăn cướp vừa la làng” (2) (* Đọc LINK cuối bài). Ngay sau khi bài báo post lên mạng, có nhiều bạn đọc hỏi về kết quả giải quyết vụ bà Huệ khiếu kiện đất đai dạo đó kết quả ra sao? Tôi xin trả lời là Uỷ ban nhân dân tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu lúc đó đã chấp hành nghiêm ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, giải quyết vụ tranh chấp đất của bà Lê Phước Huệ có tình có lý (Hết trích).

Vì sao phải giật mình, xin thưa, sự thật không như lời tác giả Minh Diện trả lời bạn đọc. Thực tế câu chuyện liên quan đến việc cưỡng chế thu hồi đất sai pháp luật của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đối với cựu nữ biệt động Sài Gòn xảy ra cách nay 20 năm vẫn chưa kết thúc. Từ đó đến nay, gia đình họ vẫn sống trong cảnh nơm nớp lo sợ không biết khi nào bị chính quyền cưỡng chế (chắc đợi bà Huệ nằm xuống), họ vẫn đang tiếp tục khiếu kiện năm này qua năm khác... Phải chăng, đây là sự tri ân của UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu dành cho người nữ biệt động Sài Gòn - Gia Định năm xưa? Và hơn hết, những con người đang còn gắn bó hưởng lợi cùng chế độ, với khẩu hiệu "còn đảng, còn mình" sẵn sàng chà đạp lên luật pháp, mặc cho nhân dân rên xiết có khi nào nghĩ rằng mình sẽ rơi vào tình cảnh giống như bản sao của bà Lê Phước Huệ hay không?