CATP ngày 12/7/2005: Bà Lê Phước Huệ, 68 tuổi, hiện đang cư ngụ tại 96 Hạ Long, P.2, TP. Vũng Tàu (trước đây là 129/1 Hạ Long, P.1, TP. Vũng Tàu) nguyên là cơ sở của Biệt động Sài Gòn, được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng ba. Chồng bà là đại tá, Anh hùng quân đội Nguyễn Văn Tăng. Suốt hơn 15 năm qua (đến nay là 22 năm) kể từ khi được thừa kế thửa đất 4.650m2 tại 129/1 Hạ Long, P.1, Vũng Tàu, bà Huệ chịu không biết bao nhiều oan ức, đau thương, tủi nhục. Cho đến nay, dù mọi chuyện đã được phơi bày nhưng bà Huệ vẫn bị tước đoạt quyền thừa kế hợp pháp. Sức tàn lực kiệt, không còn đi lại được để kêu cứu nhưng với niềm tin mãnh liệt vào công lý, bà Huệ vẫn hy vọng...
HÀNH TRÌNH ĐI TÌM CÔNG LÝ
Thửa đất 4.650m2 tọa lạc tại 129/1 Hạ Long, P.1, Vũng Tàu do ông Lê Thanh Tòng (pháp danh Thích Hiển Chơn) khai phá và làm chủ từ năm 1960. Trên thửa đất này, ông Tòng có xây một cái am 24m2 đặt tên “Khánh Hòa tự’ để tu tại gia. ông Tòng tiến hành đăng ký cả nhà và khu đất, được Trưởng ty điền địa Vũng Tàu xác nhận, cho phép sử dụng từ năm 1970. Cuối năm 1989, ông Tòng bị bệnh nặng nên - về TPHCM tịnh dưỡng. Ngày 10-2-1989, ông Tòng lập di chúc giao quyền sử dụng 4.650m2 đất và Khánh Hòa tự cho em ruột của mình là bà Lê Phước Huệ, có xác nhận của chính quyền địa phương. Ngày 4-5-1990 tại Phòng công chứng TPHCM, ông Tòng một lần nữa lập lại di chúc cho bà Huệ sử dụng phần đất trên.
Ngày 17-9-1991 ông Tòng qua đời, nhưng UBND Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo, vẫn không công nhận quyền thừa kế của bà Lê Phước Huệ. Ngày 30-6-1992, UBND tỉnh Bằ Rịa - Vũng Tàu (BR-VT), trước là Đặc khu VT- CĐ, bất ngờ ra quỵết định (QĐ) 672A-QĐ/UB, thu hồi toàn bộ nhà và đất của ông Tòng, giao lại cho ông Nguyễn Văn Tư (là người trông coi mảnh đất cho ông Tòng). Khi có QĐ này gia đình ông Tư đã cho người chặt phá hoa màu, lấy đồ đạc trong nhà bà Huệ ném ra ngoài. Con bà Huệ ngăn cản, bị bắt giam 3 tháng.
Ngày 12-1-1994, đích thân Thủ tướng Võ Văn Kiệt chỉ đạo Chủ tịch tỉnh BR-VT, với nội dung được ghi cụ thể bằng văn bản: “Về việc bà Lê Phước Huệ kêu cứu xung quanh việc UBND tỉnh Bà Rịa - VT thu hồi nhà đất, Văn phòng Quốc hội đã có công văn, Văn phòng Chính phủ đã 3 lần có công văn (số 2263 ngày 30-5- 1992, số 636 ngày 6-11-1992 và 4990 ngày 4-10-1993) yêu cầu UBND tỉnh BR-VT trả lại toàn bộ ngôi nhà 129/1 và quyền sử dụng 4.650m2 đất cho bà Lê Phước Huệ. Thế nhưng đến nay, UBND tỉnh không chấp hành ý kiến của Thủ tướng nêu tại các công văn nói trên; không những thế lại thực hiện cưỡng chế, đập phá" và bắt tủ con bà vì tội đánh người (thực tế là ngăn người đến phá nhà bà Huệ). Trên cơ sở xem xét thực tế, tôi yêu cầu đồng chí trả lại ngay nhà và đất nói trên cho gia đính bà Huệ đồng thời chấm dứt ngay mọi hành động hù dọa, chèn ép, gây khó khăn cho sinh hoạt của gia đình bà Huệ. Nếu có gì khó khăn, đổng chí Chủ tịch báo cáo tôi biết để giải quyết sau. Trước mắt phải thi hành ngay lệnh này...”.
Ngày 31-3-1994, Chủ tịch UBND tỉnh BR - VT Nguyễn Minh Ninh ký QĐ 620/QĐ-UB. Nội dung: Giao quyền sử dụng thửa đất 4.650m2 thuộc khuôn viên Khánh Hoà tự số 129/1 Hạ Long cho bà Lê Phước Huệ. Ngày 9-5-1994 UBND tỉnh BR - VT lập biên bản giao đất kèm theo bản vẽ sơ đồ vị trí lập ngày 31-3-1994 công nhận quyền sử dụng 4.650m2 cho bà Lê Phước Huệ.
VÀ BỊ VU KHỐNG
Tưởng đã yên, ngờ đâu năm 1996 bà Huệ nhận tin động trời được công bố rộng rãi trên báo chí: bà Huệ là lính ngụy mạo danh cơ sở biệt động Sài Gòn để được tặng Huân chương Kháng chiến; bà Huệ không phải là vợ Anh hùng quân đội. Sự mạo danh đó nhằm mục đích chiếm đoạt của Nhà nước lô đất 4.650m2, trị giá 3.000 lượng vàng. Bà Huệ không chỉ bị bôi nhọ uy tín, danh dự nặng nề và đây cũng chính là lý do để UBND tỉnh BR - VT ách lại, không cấp chủ quyền đất và Khánh Hòa tự cho bà. Ngày 5-1-2001, Văn phòng Chính phủ đã có thông báo yêu cầu làm rõ hành vi giả mạo của bà Huệ. Ngày 10-12-2002, Bộ CA đã có công văn 480A11 (A41) gởi UBND tỉnh BR-VT khẳng định: “Sự việc bà Lê Phước Huệ trước đây là cơ sở biệt động thành Sài Gòn và được tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng ba là có thực, không phải mạo nhận”... Trước đó, chính đại tá Nguyễn Văn Tăng xác nhận: Bà Huệ là vợ không giá thú của ông và hai người đã có một đứa con trai. Trong văn bản gởi Thủ tướng Chtnh phủ ngày 13-10-2002, đại tá Nguyễn Văn Nam - Chủ nhiệm Câu lạc bộ truyền thống Lữ đoàn 316, nơi bà Huệ công tác trước đây - khẳng định: Bà Huệ là cơ sở biệt động của Lữ đoàn trong chiến tranh; hiện bà là hội viên sinh hoạt tại Câu lạc bộ truyền thống của đơn vị. Đến đây, mọi việc đã rõ: thông tin về bà Lê Phước Huệ “mạo nhận” cách mạng là hoàn toàn bịa đặt và vu khống.
Bà Huệ đã được minh oan nhưng việc cấp chủ quyền nhà và đất cho bà vẫn không được xem xét. Thêm một bất ngờ xảy đến khi gia đình bà nhận được quyết định số 1540/QĐ-UB ngày 23-5-2005 do Phó chủ tịch UBND tỉnh BR-VT Trần Ngọc Thới ký với nội dung: Thu hồi và hủy bỏ Quyết định số 620/QĐ-UBT ngày 31-3-1994 của UBND tỉnh BR- VT. Công nhận bà Lê Phước Huệ được thừa kế ngôi nhà mang tên “Khánh Hòa tự’ của ông Lê Thanh Tòng nhưng hoán đổi một lô đất ở trong khu tái định cư đã được quy hoạch tương ứng với ngôi nhà mang tên "Khánh Hoà tự" để bà Huệ làm nhà ở. Bác nội dung đơn khiếu nại của bà Huệ xin thừa kế quyền sử dụng 6.050m2 đất khuôn viên ngôi nhà mang tên “Khánh Hòa tự’. Thu hồi 6.050m2 đất theo quy định của pháp luật để sử dụng vào mục đích theo quy hoạch. QĐ 1540/QĐ-UB có nhiều điểm không bình thường. Chính UBND tỉnh BR-VT trước đây đã xác định quyền sử dụng(QSD) 4.650m2 và căn nhà 24m2 của ông Tòng là hợp pháp. Theo pháp luật, ông Tòng có quyền di chúc cho bà Huệ. Giữa nhà và đất gắn liền với nhau nhưng QĐ 1540/ QĐ-UB lại công nhận cho bà Huệ thừa kế nhà, bác bỏ thừa kế đất. Việc làm này là trái với khoản 2, điều 10, Nghị định 60/CP ngày 5- 7-1994 của Chính phủ. Mặt khác, theo di chúc của ông Tòng để lại thì bà Huệ được thừa kế 4.650m2 đất chứ không phải 6.050m2 như QĐ nêu. Về thẩm quyền, QĐ 620/ QĐ-UBT có căn cứ, đúng theo các quy định của pháp luật, do Chủ tịch UBND tỉnh BR-VT cũng là quyết định sau cùng, đã có hiệu lực từ hơn 11 năm trước. Trong khi QĐ 1540/QĐ-UB lại do Phó chủ tịch UBND tỉnh ký, như vậy là cấp dưới xử lý cấp trên! Điều này là trái với nguyên tắc về tổ chức cán bộ Nhà nước. Việc UBND tỉnh BR -VT ra QĐ 1540/ QĐ-UB thu hồi và hủy bỏ QĐ 620/QĐ-UBT là trái với khoản 1, điều 21 Nghị định 53/2005/NĐCP ngày 19-4-2005 của Chính phủ. QĐ giải quyết khiếu nại cuối cùng chỉ được xem xét lại khi phát hiện có sai lầm nghiêm trọng về việc áp dụng chính sách pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền hợp pháp của công dân. Trong khi đó, UBND tỉnh BR-VT không nêu được vấn đề gì mới khi ban hành QĐ 1540/ QĐ-UB.
Có quá nhiều điều bất thường xung quanh việc thừa kế 4.650m2 của bà Lê Phước Huệ. Vì sao UBND tỉnh BR - VT xem thường sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, phải chăng 4.650m2 và ngôi chùa 24m2 nằm ở khu vực trọng yếu, liên quan đến quốc kế dân sinh hay nằm trong quy hoạch xây dựng công trình quan trọng phục vụ an ninh quốc phòng hoặc lợi ích quốc gia? Vì sao có người của UBND tỉnh BR-VT(*) viết thư tay với nội dung “rất lạ” đề ngày 29-7-1993? Xin trích một đoạn trong bức thư này: “Mời cô Quỳnh Chi đến bàn có mua 6.000m2 đó không, dứt khoát thế nào? Yêu cầu nó chi cho bà Huệ một số tiền để dễ cưỡng chế”. Chẳng lẽ, UBND tỉnh BR-VT tìm mọi cách thu hồi miếng đất để bán cho cô Quỳnh Chi nào đó?
Vụ việc của bà Lê Phước Huệ vượt ra khỏi phạm vi của tỉnh BR- VT, đã và đang gây bức xúc trong dư luận. Đã đến lúc, các cơ quan chức năng ở Trung ương cần có thái độ kiên quyết, chỉ đạo giải quyết dứt điểm, không để kéo dài thêm nữa. Chúng tôi xin lấy lời tâm tình của bà Huệ để kết thúc bài viết: “Suốt 15 năm chịu biết bao oan ức, đau khổ làm tôi bị tổn thương nghiêm trọng về tâm lý, tinh thần, khiến sức khoẻ suy kém nhanh chóng. Hiện tôi đã nằm một chỗ với hàng loạt chứng bệnh nghiệm trọng nhưng tôi vẫn có niềm tin mãnh liệt vào công lý và lẽ phải. Chiến tranh đã kểt thúc được 30 năm rồi, tuổi xuân của tôi cũng đã dâng hiến cả cho đất nước. Giờ lại bị đối xử như thế này sao?”.
HÀNH TRÌNH ĐI TÌM CÔNG LÝ
Thửa đất 4.650m2 tọa lạc tại 129/1 Hạ Long, P.1, Vũng Tàu do ông Lê Thanh Tòng (pháp danh Thích Hiển Chơn) khai phá và làm chủ từ năm 1960. Trên thửa đất này, ông Tòng có xây một cái am 24m2 đặt tên “Khánh Hòa tự’ để tu tại gia. ông Tòng tiến hành đăng ký cả nhà và khu đất, được Trưởng ty điền địa Vũng Tàu xác nhận, cho phép sử dụng từ năm 1970. Cuối năm 1989, ông Tòng bị bệnh nặng nên - về TPHCM tịnh dưỡng. Ngày 10-2-1989, ông Tòng lập di chúc giao quyền sử dụng 4.650m2 đất và Khánh Hòa tự cho em ruột của mình là bà Lê Phước Huệ, có xác nhận của chính quyền địa phương. Ngày 4-5-1990 tại Phòng công chứng TPHCM, ông Tòng một lần nữa lập lại di chúc cho bà Huệ sử dụng phần đất trên.
Ngày 17-9-1991 ông Tòng qua đời, nhưng UBND Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo, vẫn không công nhận quyền thừa kế của bà Lê Phước Huệ. Ngày 30-6-1992, UBND tỉnh Bằ Rịa - Vũng Tàu (BR-VT), trước là Đặc khu VT- CĐ, bất ngờ ra quỵết định (QĐ) 672A-QĐ/UB, thu hồi toàn bộ nhà và đất của ông Tòng, giao lại cho ông Nguyễn Văn Tư (là người trông coi mảnh đất cho ông Tòng). Khi có QĐ này gia đình ông Tư đã cho người chặt phá hoa màu, lấy đồ đạc trong nhà bà Huệ ném ra ngoài. Con bà Huệ ngăn cản, bị bắt giam 3 tháng.
Thư của đ/c Võ Văn Kiệt gửi chủ tịch tỉnh BR-VT ngày 12-1-1994 |
Ngày 31-3-1994, Chủ tịch UBND tỉnh BR - VT Nguyễn Minh Ninh ký QĐ 620/QĐ-UB. Nội dung: Giao quyền sử dụng thửa đất 4.650m2 thuộc khuôn viên Khánh Hoà tự số 129/1 Hạ Long cho bà Lê Phước Huệ. Ngày 9-5-1994 UBND tỉnh BR - VT lập biên bản giao đất kèm theo bản vẽ sơ đồ vị trí lập ngày 31-3-1994 công nhận quyền sử dụng 4.650m2 cho bà Lê Phước Huệ.
VÀ BỊ VU KHỐNG
Tưởng đã yên, ngờ đâu năm 1996 bà Huệ nhận tin động trời được công bố rộng rãi trên báo chí: bà Huệ là lính ngụy mạo danh cơ sở biệt động Sài Gòn để được tặng Huân chương Kháng chiến; bà Huệ không phải là vợ Anh hùng quân đội. Sự mạo danh đó nhằm mục đích chiếm đoạt của Nhà nước lô đất 4.650m2, trị giá 3.000 lượng vàng. Bà Huệ không chỉ bị bôi nhọ uy tín, danh dự nặng nề và đây cũng chính là lý do để UBND tỉnh BR - VT ách lại, không cấp chủ quyền đất và Khánh Hòa tự cho bà. Ngày 5-1-2001, Văn phòng Chính phủ đã có thông báo yêu cầu làm rõ hành vi giả mạo của bà Huệ. Ngày 10-12-2002, Bộ CA đã có công văn 480A11 (A41) gởi UBND tỉnh BR-VT khẳng định: “Sự việc bà Lê Phước Huệ trước đây là cơ sở biệt động thành Sài Gòn và được tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng ba là có thực, không phải mạo nhận”... Trước đó, chính đại tá Nguyễn Văn Tăng xác nhận: Bà Huệ là vợ không giá thú của ông và hai người đã có một đứa con trai. Trong văn bản gởi Thủ tướng Chtnh phủ ngày 13-10-2002, đại tá Nguyễn Văn Nam - Chủ nhiệm Câu lạc bộ truyền thống Lữ đoàn 316, nơi bà Huệ công tác trước đây - khẳng định: Bà Huệ là cơ sở biệt động của Lữ đoàn trong chiến tranh; hiện bà là hội viên sinh hoạt tại Câu lạc bộ truyền thống của đơn vị. Đến đây, mọi việc đã rõ: thông tin về bà Lê Phước Huệ “mạo nhận” cách mạng là hoàn toàn bịa đặt và vu khống.
Bà Huệ đã được minh oan nhưng việc cấp chủ quyền nhà và đất cho bà vẫn không được xem xét. Thêm một bất ngờ xảy đến khi gia đình bà nhận được quyết định số 1540/QĐ-UB ngày 23-5-2005 do Phó chủ tịch UBND tỉnh BR-VT Trần Ngọc Thới ký với nội dung: Thu hồi và hủy bỏ Quyết định số 620/QĐ-UBT ngày 31-3-1994 của UBND tỉnh BR- VT. Công nhận bà Lê Phước Huệ được thừa kế ngôi nhà mang tên “Khánh Hòa tự’ của ông Lê Thanh Tòng nhưng hoán đổi một lô đất ở trong khu tái định cư đã được quy hoạch tương ứng với ngôi nhà mang tên "Khánh Hoà tự" để bà Huệ làm nhà ở. Bác nội dung đơn khiếu nại của bà Huệ xin thừa kế quyền sử dụng 6.050m2 đất khuôn viên ngôi nhà mang tên “Khánh Hòa tự’. Thu hồi 6.050m2 đất theo quy định của pháp luật để sử dụng vào mục đích theo quy hoạch. QĐ 1540/QĐ-UB có nhiều điểm không bình thường. Chính UBND tỉnh BR-VT trước đây đã xác định quyền sử dụng(QSD) 4.650m2 và căn nhà 24m2 của ông Tòng là hợp pháp. Theo pháp luật, ông Tòng có quyền di chúc cho bà Huệ. Giữa nhà và đất gắn liền với nhau nhưng QĐ 1540/ QĐ-UB lại công nhận cho bà Huệ thừa kế nhà, bác bỏ thừa kế đất. Việc làm này là trái với khoản 2, điều 10, Nghị định 60/CP ngày 5- 7-1994 của Chính phủ. Mặt khác, theo di chúc của ông Tòng để lại thì bà Huệ được thừa kế 4.650m2 đất chứ không phải 6.050m2 như QĐ nêu. Về thẩm quyền, QĐ 620/ QĐ-UBT có căn cứ, đúng theo các quy định của pháp luật, do Chủ tịch UBND tỉnh BR-VT cũng là quyết định sau cùng, đã có hiệu lực từ hơn 11 năm trước. Trong khi QĐ 1540/QĐ-UB lại do Phó chủ tịch UBND tỉnh ký, như vậy là cấp dưới xử lý cấp trên! Điều này là trái với nguyên tắc về tổ chức cán bộ Nhà nước. Việc UBND tỉnh BR -VT ra QĐ 1540/ QĐ-UB thu hồi và hủy bỏ QĐ 620/QĐ-UBT là trái với khoản 1, điều 21 Nghị định 53/2005/NĐCP ngày 19-4-2005 của Chính phủ. QĐ giải quyết khiếu nại cuối cùng chỉ được xem xét lại khi phát hiện có sai lầm nghiêm trọng về việc áp dụng chính sách pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền hợp pháp của công dân. Trong khi đó, UBND tỉnh BR-VT không nêu được vấn đề gì mới khi ban hành QĐ 1540/ QĐ-UB.
Bức thư tay với nội dung "rất lạ"?! (*) |
Vụ việc của bà Lê Phước Huệ vượt ra khỏi phạm vi của tỉnh BR- VT, đã và đang gây bức xúc trong dư luận. Đã đến lúc, các cơ quan chức năng ở Trung ương cần có thái độ kiên quyết, chỉ đạo giải quyết dứt điểm, không để kéo dài thêm nữa. Chúng tôi xin lấy lời tâm tình của bà Huệ để kết thúc bài viết: “Suốt 15 năm chịu biết bao oan ức, đau khổ làm tôi bị tổn thương nghiêm trọng về tâm lý, tinh thần, khiến sức khoẻ suy kém nhanh chóng. Hiện tôi đã nằm một chỗ với hàng loạt chứng bệnh nghiệm trọng nhưng tôi vẫn có niềm tin mãnh liệt vào công lý và lẽ phải. Chiến tranh đã kểt thúc được 30 năm rồi, tuổi xuân của tôi cũng đã dâng hiến cả cho đất nước. Giờ lại bị đối xử như thế này sao?”.
VĂN CƯƠNG
(CATP thứ 3 ngày 12-7-2005)
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaSorry bác LLTD, kiểm duyệt viên nhỡ tay xóa mất còm hay của bác, nếu có thể xin bác còm lại. Mong bác thông cảm!
Xóa