LTS: Mới đây, tình cờ đọc bài viết ca ngợi cách hành xử và nhân cách của ông cựu chủ tịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Nguyễn Minh Ninh qua bài "Phải biết dừng, đừng tham quyền cố vị". Thực sự thì sự thật về chuyện này không như tác giả Minh Diện viết. Người viết muốn cung cấp thông tin cho độc giả về cá nhân ông Nguyễn Minh Ninh cũng như vụ tiêu cực liên quan đến việc tước đoạt quyền thừa kế hợp pháp của một nữ cán bộ, cựu biệt động thành Sài Gòn - Gia Định cách đây hơn 20 năm... Tuy nhiên, hiện tại gia đình họ vẫn trong tình cảnh thường trực đối mặt với nguy cơ mất tài sản bất cứ lúc nào, mặc dù hành trình đi khiếu kiện kéo dài đến hơn 20 năm, đã có lúc tưởng chừng lấy lại được nhưng rồi... Ở Việt Nam, Công Lý vẫn chỉ là diễn viên hài mà thôi.
Nhân đây, đăng lại bài viết của tác giả Minh Diện cho mọi người kiểm dễ kiểm chứng.
Núi Nhỏ (Vũng Tàu) |
* Minh Diện
Mới đây, trang blog Bvbqd đăng bài của tôi, viết về vụ công dân Lê Phước Huệ bị cướp đất, với tựa đề: “Ông Sáu Dân phản đối thói vừa ăn cướp vừa la làng”. Ngay sau khi bài báo post lên mạng, có nhiều bạn đọc hỏi về kết quả giải quyết vụ bà Huệ khiếu kiện đất đai dạo đó kết quả ra sao? Tôi xin trả lời là Uỷ ban nhân dân tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu lúc đó đã chấp hành nghiêm ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, giải quyết vụ tranh chấp đất của bà Lê Phước Huệ có tình có lý.
Liên quan đến vụ giải quyết đơn khiếu kiện này là một câu chuyện mà tôi không thể quên trong đời làm báo của mình.
Tôi có người bạn tên Kiên, làm giám đốc Công ty du lịch Vũng Tàu Intoco. Công ty này hồi đó có một Văn phòng đại diện ở đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa cách Ban đại diện báo Tiền Phong hơn hai trăm mét.Một buổi sáng anh Kiên gọi điện mời tôi, nói: “Mời bác sang tôi uống cà phê, có người muốn gặp bác nói chuyện”. Tôi đi bộ qua chỗ Kiên và khi hai anh em đang ngồi uống cà phê thì một người dáng đậm, mặt vuông, tóc cắt ngắn như kiểu đầu đinh, mặc bộ đại cán màu sẫm đi xe máy tới. Tôi nhận ra ngay đó là ông Nguyễn Minh Ninh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tình Bà Rịa –Vũng Tàu, người mà tôi đã nêu tên trong nhiều bài phóng sự điều tra về việc lấy quỹ đất đổi công trình và giải quyết các vụ khiếu kiện của dân, trong đó có vụ đất cùa bà Lê Phước Huệ.
Ông Nguyễn Minh Ninh bắt tay tôi và hỏi: “Tôi xuất hiện bất ngờ thế này làm Minh Diện ngạc nhiên phải không?”. Tôi nói: “Không ngạc nhiên lắm vì anh Kiên vừa cho biết”.
Ông Sáu Dân và Chủ tịch BR-VT Nguyễn Minh Ninh |
Ông Nguyễn Minh Ninh kéo ghế ngồi và nhìn thẳng vào tôi nói: “Tôi được biết Minh Diện cũng là sỹ quan quân đội chiến đấu ở miền Đông Nam Bộ, nghĩa là cùng một mặt trận với tôi. Nên hôm nay tôi đến gặp Minh Diện không phải với danh nghĩa chủ tịch tỉnh gặp nhà báo, mà coi như quan hệ hai thằng lính với nhau, sẽ nói hết nói thẳng như đường đạn, để rồi vẫn là đồng đội của nhau, Minh Diện thấy thế nào?”.Tôi đứng dậy nắm bàn tay chắc khỏe của ông Nguyễn Minh Ninh và nói: “Tôi đồng ý !”. Anh Kiên nói là cần phải đi vì có công việc, còn lại mình tôi và ông Nguyễn Minh Ninh. Vừa uồng những tách trà đậm chát ông vừa nói với tôi bằng giọng hết sức chân thành:
- Mình đi là một thằng bé chăn trâu, đi tham gia kháng chiến từ năm 14 tuổi mới chỉ võ vẽ biết đọc, biết viết. Bấy giờ mơ ước làm một anh tiểu đội trưởng đối với mình cũng rất cao xa không với tới được.Chiến tranh mỗi ngày mỗi ác liệt, đồng đội chết hết lớp này lớp khác, mình cứ “cày” tới nhưng may mắn chỉ bị thương mà không chết. Và rồi được cấp trên giao nhiêm vụ từ tổ trưởng tổ ba người, đến tiểu đội trưởng, trung đội trưởng, đại đội trưởng, tiểu toản trưởng … cho đến khi được phong quân hàm cấp tướng. Anh trong đơn vị quen gọi mình là Năm Mắm vì sở thích ăn nước mắm. Từ lúc làm anh lính quèn đến khi trở thành tướng mình vẫn ăn ở cùng đơn vị và không ăn uống hơn anh em cái gì trừ nước mắn chan cơm. Hết đánh Mỹ lại đánh Pôn Pốt, mình chẳng có thời gian đâu mà học hành. Vì vậy khi hòa bình mình xác định là cởi áo lính về làm ruộng chứ trình độ văn hóa bổ túc lõm bõm chưa hết cấp hai thì không đáp ứng yêu cầu. Nhưng khi ra Hà Nội tập huấn, ông Sáu Nam ( tức đại tướng Lê Đức Anh ) tới thăm và giao nhiệm vụ. Ông ấy nói: “Các anh đã cầm súng đánh giặc giải phóng đất nước, thì bây phải nắm tay nhau xây dựng đất nước. Các anh không thoái thác cho ai được đâu. Tôi không cho các anh rời bỏ vị trí chiến đấu của mình…Và rồi thế là mình phải nhận nhiêm vụ “ kéo cày thay trâu ”. Làm chỉ huy một đơn vị quân đội trong chiến tranh dù cái sống cái chết liền kề nhưng mọi người một lòng một dạ, quyết đánh quyết thắng và chấp hành nghiêm chỉnh mệnh lệnh của cấp trên, phải trái rõ ràng, đồng đội thương yêu nhau thiệt tình.
Trụ sở UBND tỉnh BR-VT |
Nhưng khi làm chủ tịch tỉnh thì phức tạp vô cùng, đường lối chính sách thay đổi, luật pháp chưa rõ rang lại phải xem ý người này, người khác, trên dưới, phe cánh…Mình nghĩ thế này nhưng người khác nghĩ khác, đồng tình có khi không nói ra, mà không làm theo mình… Nhiều lúc mình như lạc vào bát quái trận đồ.Nhất là khi nhìn chung quanh toàn những người có bằng cấp được đào tạo ở trường nọ viện kia về…mình đâm ngợp. Và thế là nghe và làm theo những đề xuất của họ, có cái đúng, có cái sai mà hậu quả thì mình gánh hết…”
Ông Nguyễn Minh Ninh ngừng một lát rồi nói với tôi: “Vừa qua mình có một số cái sai. Ông nện mình chí tử. Theo mình vậy đủ rồi. Bây giờ có còn gì ông cứ góp ý thẳng cho mình như hai thằng lính thời chiến tranh với nhau nói với nhau, mình sẽ tiếp thu”.
Cử chỉ thân thiện, nụ cười chân tính và thái độ cầu thị như Chủ tịch Ninh đã để lại trong tôi những ấn tượng đẹp. Trong đời làm báo, những cán bộ lãnh đạo như ông Ninh là hiếm thấy. Bởi phần lớn khi người ta đưa lên báo phê phán thì cho là bêu xấu, bôi đen, làm mất uy tín của họ, tự ái lên cao, có khi trả thù vặt. Và họ tức tối, hằm hè, khó chịu với báo chí. Còn ông Ninh lại trực tiếp gặp tôi và tỏ thái độ cầu thị một cách chân thành. Đó cùng là chính trị, tư tưởng, là quan điểm sống, tác phong công tác làm cho người khác mến phục.
Ông Nguyễn Minh Ninh thẳng thắn góp ý với tôi những chi tiết chưa chính xác trong những bài báo tôi viết và lắng nghe tôi trình bày những thắc mắc của dân. Tôi hết sức chân thành và cũng nhận thấy ông Nguyễn Minh Ninh cũng thực sự cầu thị, không hề muốn xuê xoa cho qua chuyện.
Chúng tôi chia tay trong sự thông cảm và hiểu nhau hơn. Mấy hôm sau, khi tôi đang ở Hà Nội thì tình cờ găp ông Nguyễn Minh Ninh ra ngoài đó. Ông nói với tôi ra trực tiếp báo cáo ông Lê Đức Anh và ông Võ Văn Kiệt những việc cần giải quyết trong viêc thực hiên thí điểm lấy quỹ đất đổi công trình ở Bà Rịa - Vũng Tàu và xin ý kiến về giải quyết khiếu kiện của dân. Khi ngồi ăn cơm bình dân với tôi ở đường Phan Đình Phùng, ông Năm Ninh bảo: “Đi máy bay nó không cho mang nước mắn, ra ngoài này không có mắm ăn. Lúc chia tay ông Năm Ninh vỗ vai tôi nói: “Hết khóa này mình xin nghỉ ông ạ! Dù các cụ có ép làm mình cũng nghỉ. Không làm đươc thí nghỉ chứ dứt khoát không tham quyến cố vị”.
Tôi được biết ông Nguyễn Minh Ninh đã làm đúng như vậy dù lúc đó ông vẫn là người được tín nhiệm cao trong ban lãnh đạo tình Bà Rịa – Vũng Tàu.
Câu chuyện xảy ra gần hai chục năm rồi nhưng tôi nghĩ nó vẫn còn nguyên giá trị bởi hiện tại chúng ta đang thực hiện Nghị quyết TU 4 về chỉnh đốn đảng. Nếu mỗi cán bộ lãnh đạo đều nhận ra những mặt còn hạn chế, những khuyết điểm, sai lầm của mình, sẵn sàng hạ mình xuống gặp gỡ cấp dưới, tiếp xúc với dân, chân thành lắng nghe mọi người góp ý xây dựng thì chẳng những không mất uy tín mà uy tín còn được lòng dân hơn. Đồng thời những người tự thấy mình hoặc qua phê bình thấy không còn đủ năng lực lãnh đạo thì tự nguyện xin nghỉ để giữ uy tín cho Đảng và cũng thể hiện mình còn có lòng tụ trọng. Làm chính sự do đạo đức, năng lực, phương pháp, tác phong công tác là thước đo uy tín với quần chúng. Người lãnh đạo cần biết quy luật chốn "quan trường" là tự khẳng định và cũng tự đào thải. Khi thấy mình không còn đảm đương công việc, sai lầm đến mức không còn uy tín mà do "tham quyền cố vị" vẫn không chịu dừng thì đó cùng là vết nhục để lại bia miệng đến nhiều đời sau.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét