Cầu Nhật Tân: Anh tham gia chiến dịch giải phóng Sài Gòn. Gần 30 năm sau, anh bị người ta “giải phóng” lại. Kết quả, anh mất nhà, mất đất, mất tài sản. Gần chục năm kêu khắp các cửa từ Trung ương xuống địa phương đều không mang lại hy vọng nào. Đơn Kêu oan của cựu chiến binh Nguyễn Xuân Ngữ 67 tuổi, Gia đình liệt sỹ tại Quận 9, TP HCM.
Dân oan
Vì một công bằng cho chúng ta , những dân oan .
6/10/12
5/10/12
2/10/12
Nói cùng tác giả Minh Diện về ông cựu chủ tịch Bà Rịa - Vũng Tàu: Nguyễn Minh Ninh
Đây là bức thư tay của cựu Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Ninh gửi cho giám đốc Sở xây dựng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lúc đó chứ không phải ai khác. Báo CATP 2005 vẫn còn tế nhị nên không công khai danh tính để giữ tiếng cho ông Nguyễn Minh Ninh mà thôi. Theo tôi, đây chính là nguyên nhân khiến ông ta phải từ bỏ chức chủ tịch tỉnh ở khóa sau chứ không phải vì tự trọng hay bất kể điều gì khác như tác giả Minh Diện đã viết trong bài "Phải biết dừng, đừng tham quyền cố vị!".
Hành trình 20 năm đi tìm công lí của một cựu nữ biệt động Sài Gòn - Gia Định (Kỳ 2)
Người Cao Tuổi: Bác bỏ di chúc và xâm phạm quyền thừa kế |
Trong 2 năm 1992-1993, ông Lê Xuân Trinh, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đã liên tiếp có 3 công văn gửi ông Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT) yêu cầu giải quyết khiếu nại của bà Huệ theo hướng tôn trọng QĐ 781/QĐ/1991 của UBND Đặc khu VT-CĐ, tôn trọng Pháp lệnh Thừa kế. Tuy nhiên, UBND tỉnh BR-VT vẫn tiếp tục thực hiện QĐ 672A/QĐ/1992 bằng việc đưa lực lượng đến cưỡng chế, gia đình bà Huệ phản ứng quyết liệt gây không khí căng thẳng ở địa phương... Đúng thời điểm này, một bức thư tay ghi ngày 29-7-1993 của ông Nguyễn Minh Ninh, Chủ tịch UBND tỉnh BR-VT gửi ông Châu (GĐ Sở Xây dựng) được tiết lộ và đăng lên báo ở TP Hồ Chí Minh, trong đó có đoạn: "Mời cô Quỳnh Chi đến bàn có mua 6.000 m2 đó không (trong đó có 4.650 m2 đất ở KHT), dứt khoát thế nào? Yêu cầu nó chi cho bà Huệ một số tiền để dễ cưỡng chế". Thì ra, việc UBND tỉnh BR-VT thu hồi đất bà Huệ được thừa kế sử dụng để "Nhà nước quản lí theo luật định". ;)) |
Hành trình 20 năm đi tìm công lí của một cựu nữ biệt động Sài gòn - Gia Định (Tiếp theo và hết)
Người Cao Tuổi: Đảo ngược kết quả giải quyết khiếu nại của bà Lê Phước Huệ
Ngay sau khi được thông báo về kết quả phúc tra, bà Huệ đã phát biểu cảm ơn phúc tra đã giải thoát cho bà tội chiếm đoạt chùa của Phật giáo và đã làm sáng tỏ tính hợp pháp của di chúc của ông Tòng, song bà khiếu nại về việc bà đã là người thừa kế sử dụng nhà đất ở "KHT" từ sau ngày ông Tòng qua đời (7-9-1991) đã được UBND tỉnh BR-VT công nhận tại QĐ 620/QĐ-UBT/1994, nay lại chỉ được thừa kế nhà, thực chất không mấy giá trị về kinh tế, còn truất quyền thừa kế sử dụng đất của bà là sai quy định của Luật Dân sự về Di chúc, Thừa kế; diện tích lô đất bà được thừa kế sử dụng theo di chúc và theo QĐ 620/QĐ-UBT là 4.650 m2 nay lại được nâng lên thành 6.050 m2 là sai thực tế". Đầu năm 2001, Văn phòng Chính phủ có Thông báo 03/TB ngày 05-01-2001: "Xét kiến nghị của Thanh tra Nhà nước, theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn có ý kiến:
Hành trình 20 năm đi tìm công lí của một cựu nữ biệt động Sài gòn - Gia Định (Kỳ I)
Bác bỏ di chúc và xâm phạm quyền thừa kế |
Âm mưu chiếm đoạt di sản thừa kế bị phát hiện và ngăn chặn. Kì I: Từ lá thư tay của một đại tá đặc công, Anh hùng quân đội... |
Lá thư tay đề ngày 7-10-1991, từ TP Hồ Chí Minh gửi đến ông Võ Văn Kiệt, lúc đó là Phó Chủ tịch HĐBT. Dưới lá thư kí tên Tư Tăng (tức đại tá) Nguyễn Văn Tăng, Phó Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự (BCH QS) TP Hồ Chí Minh. Bức thư viết: "Kính gửi anh Sáu Kiệt - Hội đồng Bộ trưởng. Xin trình bày anh Sáu, miếng đất của gia đình Lê Thanh Tòng, pháp danh Hòa thượng Hiển Chơn cùng em gái Lê Phước Huệ là cơ sở biệt động đặc công nuôi dưỡng tôi trong nhiều năm đánh Mỹ, nay được Nhà nước trả lại miếng đất ở Phường 1 Vũng Tàu - Côn Đảo. Khi giao đất cho gia đình ông Nguyễn Văn Tư là người chế độ cũ chiếm đất… (có một dòng bị nhòe không đọc được) nên ông này làm cách nào mà Hội đồng không trục xuất được ông mà vẫn cho ông ta ở, nay còn lấn áp gia đình cô Huệ. Vậy mong Anh Sáu cho xem xét và giúp đỡ khỏi bị ăn hiếp. Em Anh, Tư Tăng (kí tên)".
Ông Võ Văn Kiệt không lạ gì Tư Tăng. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ trên cương vị Bí thư thành ủy Sài Gòn - Gia Định, ông rất có cảm tình và quý trọng Tư Tăng, một cán bộ biệt động đặc công nội thành khét tiếng đánh Mỹ, xuất quỷ nhập thần giáng cho Mỹ nhiều đòn sấm sét, từng vinh dự đựợc phong Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Việc Tư Tăng có thư kêu cứu cho bà Lê Phước Huệ chắc phải có nguyên cớ. Đại tá Nguyễn Văn Tăng (Tư Tăng) viết lá thư trên trong lúc đang nằm viện điều trị căn bệnh hiểm nghèo, đúng một năm sau thì ông qua đời. |
1/10/12
Sự thật về vụ chiếm đoạt 3.000 LƯỢNG VÀNG
CATP ngày 12/7/2005: Bà Lê Phước Huệ, 68 tuổi, hiện đang cư ngụ tại 96 Hạ Long, P.2, TP. Vũng Tàu (trước đây là 129/1 Hạ Long, P.1, TP. Vũng Tàu) nguyên là cơ sở của Biệt động Sài Gòn, được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng ba. Chồng bà là đại tá, Anh hùng quân đội Nguyễn Văn Tăng. Suốt hơn 15 năm qua (đến nay là 22 năm) kể từ khi được thừa kế thửa đất 4.650m2 tại 129/1 Hạ Long, P.1, Vũng Tàu, bà Huệ chịu không biết bao nhiều oan ức, đau thương, tủi nhục. Cho đến nay, dù mọi chuyện đã được phơi bày nhưng bà Huệ vẫn bị tước đoạt quyền thừa kế hợp pháp. Sức tàn lực kiệt, không còn đi lại được để kêu cứu nhưng với niềm tin mãnh liệt vào công lý, bà Huệ vẫn hy vọng...
Phải biết dừng, đừng tham quyền cố vị !
LTS: Mới đây, tình cờ đọc bài viết ca ngợi cách hành xử và nhân cách của ông cựu chủ tịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Nguyễn Minh Ninh qua bài "Phải biết dừng, đừng tham quyền cố vị". Thực sự thì sự thật về chuyện này không như tác giả Minh Diện viết. Người viết muốn cung cấp thông tin cho độc giả về cá nhân ông Nguyễn Minh Ninh cũng như vụ tiêu cực liên quan đến việc tước đoạt quyền thừa kế hợp pháp của một nữ cán bộ, cựu biệt động thành Sài Gòn - Gia Định cách đây hơn 20 năm... Tuy nhiên, hiện tại gia đình họ vẫn trong tình cảnh thường trực đối mặt với nguy cơ mất tài sản bất cứ lúc nào, mặc dù hành trình đi khiếu kiện kéo dài đến hơn 20 năm, đã có lúc tưởng chừng lấy lại được nhưng rồi... Ở Việt Nam, Công Lý vẫn chỉ là diễn viên hài mà thôi.
Nhân đây, đăng lại bài viết của tác giả Minh Diện cho mọi người kiểm dễ kiểm chứng.
Núi Nhỏ (Vũng Tàu) |
29/9/12
Dương Trung Quốc: Nhân đọc lại một bức thư trong một tập hồ sơ
Khu đất rộng 4650 m2, tài sản thừa kế hợp pháp của gia đình cựu nữ biệt động Sài Gòn-Gia Định đang bị chính quyền... |
Thật khó bàn về việc vận dụng luật pháp ở nước mình, nhưng chỉ bàn đến kỷ cương và đạo nghĩa cũng thấy buồn. Đọc lại bức thư của ông Sáu Dân và hành xử của một số người trong bộ máy hành pháp của chúng ta mới thấy được cái khổ của người dân...
***
Đã thành lệ, cứ đến trước và trong mỗi kỳ họp Quốc hội, số đơn từ gửi tới tôi lại tăng lên. Bà con đến nhà mỗi buổi sớm, lại phải hẹn đến trưa tranh thủ thời gian giữa 2 buổi họp tiếp ở cơ quan. Lại làm những động tác "theo quy định" giống như một anh lục sự làm thủ tục chuyển đơn mà lòng cảm thấy bất lực khi gặp lại những lá đơn từ dăm ba năm trước vẫn bắt đầu ở điểm xuất phát, với hàng tập giấy báo nhận và chuyển đơn của... chính mình.
Đã có lần nói đến cái tâm sự, cảm thấy đại biểu quốc hội như mình chỉ làm nổi mỗi viên thuốc an thần cho khiếu kiện.. Mệt mỏi quá, người ta tìm đến mình với những hi vọng mới. Mình càng được khen thì cũng chỉ là một viên thuốc liều lượng cao hơn mà thôi. Nhưng đến lúc rã thuốc, chắc họ sẽ oán hơn vì rốt cuộc, chẳng giúp họ nhích lên được bao nhiêu trên con đường thiên lý đi tìm công lý.
Kỳ họp này cũng vậy. Gần như trưa nào cũng phải dành hết thời gian để ngồi nhận đơn của dân. Họ lam lũ, họ bức xúc nhưng hiền lành. Hiền lành nhưng không cam phận. Có những người ta phải cảm phục ở sự kiên cường chịu đựng. Sự "phiền nhiễu" phổ biến có thể nhận thấy được là họ không được hướng dẫn về pháp lý nên đơn thủ lùng củng với cả một khối lượng giấy má photocopy và kể cả những ảnh chụp, những băng đĩa mà lướt qua đủ thấy sự công phu, tốn kém đối với những người đang túng quẫn... Đúng là ai phải thụ lý những hồ sơ đó thực sự là một công việc nặng nề và dễ gây stress nếu thật lòng muốn đứng về phía sự công bằng... Còn những bộ đơn bài bản có dấu ấn của những người am hiểu luật pháp thì loanh quanh cuối cùng cũng rơi vào cái bẫy "hết thời hiệu".
Gửi tác giả Minh Diện nhân đọc bài "Phải biết dừng, đừng tham quyền cố vị"
Hàng chục mét tường bị đập phá tại quán cà phê Lion (CATP) |
Mới đọc đến lời tựa của tác giả xong, giật mình suýt té ghế...
* Minh Diện:
Mới đây, trang blog Bvbqd đăng bài của tôi, viết về vụ công dân Lê Phước Huệ bị cướp đất, với tựa đề: “Ông Sáu Dân phản đối thói vừa ăn cướp vừa la làng” (2) (* Đọc LINK cuối bài). Ngay sau khi bài báo post lên mạng, có nhiều bạn đọc hỏi về kết quả giải quyết vụ bà Huệ khiếu kiện đất đai dạo đó kết quả ra sao? Tôi xin trả lời là Uỷ ban nhân dân tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu lúc đó đã chấp hành nghiêm ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, giải quyết vụ tranh chấp đất của bà Lê Phước Huệ có tình có lý (Hết trích).
Vì sao phải giật mình, xin thưa, sự thật không như lời tác giả Minh Diện trả lời bạn đọc. Thực tế câu chuyện liên quan đến việc cưỡng chế thu hồi đất sai pháp luật của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đối với cựu nữ biệt động Sài Gòn xảy ra cách nay 20 năm vẫn chưa kết thúc. Từ đó đến nay, gia đình họ vẫn sống trong cảnh nơm nớp lo sợ không biết khi nào bị chính quyền cưỡng chế (chắc đợi bà Huệ nằm xuống), họ vẫn đang tiếp tục khiếu kiện năm này qua năm khác... Phải chăng, đây là sự tri ân của UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu dành cho người nữ biệt động Sài Gòn - Gia Định năm xưa? Và hơn hết, những con người đang còn gắn bó hưởng lợi cùng chế độ, với khẩu hiệu "còn đảng, còn mình" sẵn sàng chà đạp lên luật pháp, mặc cho nhân dân rên xiết có khi nào nghĩ rằng mình sẽ rơi vào tình cảnh giống như bản sao của bà Lê Phước Huệ hay không?
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)